Loco Vietnam Tattoo

Lưng trên cơ thể con người là một cấu trúc phức tạp bao gồm xương, cơ, dây thần kinh và các mô khác. Nó kéo dài từ gốc cổ đến lưng dưới, tạo thành một phần của mặt sau của thân người. Vậy thì xăm ở lưng đau không?

Xăm ở lưng có đau không?

Câu trả lời sẽ là khá đau, nhưng mức độ cũng có sự chênh lệch vì trên lưng cũng có những phần khác nhau, cụ thể như sự khác biệt về độ dày của da, phạm vi cơ và khoảng cách đến xương.

xăm lưng có đau không, xăm sau lưng có đau không

Với phần lưng trên, đây là vị trí gần xương bả vai và cột sống có xu hướng nhạy cảm hơn vì chúng gần xương và đầu dây thần kinh hơn. Nên khi xăm ở khu vực này, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Còn ở phần lưng ở phía dưới, cũng giống như phần lưng trên, những vị trí gần cột sống và da ở đây rất nhạy cảm hơn đối với một số người. Nên nó cũng có mức độ đau không kém so với phần trên lưng. Nếu so sánh thì xăm ở lưng phía trên sẽ ít đau hơn so với phần phía dưới vì có nhiều cơ hơn.

Còn ở phần giữa lưng thì chắc chắn là sẽ ít đau hơn vì nó có nhiều cơ và thịt hơn, tạo thêm một chút đệm, làm giảm mức độ đau, khó chịu cho bạn khi xăm hình. Trải nghiệm tổng thể về mức độ đau nhìn chung nó cũng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng chịu đau cá nhân của mỗi người. Và độ phức tạp của thiết kế hình xăm và thời gian của mỗi buổi xăm hình cũng tác động không ít về khả năng chịu đau.

xăm sau lưng có đau không

Vì vậy, bạn cũng có thể tự trả lời được câu hỏi: xăm kín lưng có đau không rồi có phải không? Thôi thì điều quan trọng là bạn cần phải nghỉ ngơi, giữ đủ nước và làm theo bất kỳ lời khuyên nào mà nghệ sĩ xăm nghệ thuật của bạn đưa ra để kiểm soát sự khó chịu. Bạn hãy tham khảo bài viết này để có thêm những kiến thức nho nhỏ: trước khi xăm nên làm gì.

Xăm dọc sống lưng có đau không?

Cột sống của chúng ta bao gồm 33 đốt sống riêng lẻ xếp chồng lên nhau, bao gồm các vùng cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng và xương cụt. Cột sống sẽ hỗ trợ cấu trúc cho cơ thể, bảo vệ tủy sống và cho phép chuyển động linh hoạt.  Thế thì xăm sống lưng có đau không? Cũng như cổ tay, mức độ đau khi xăm ở cột sống lưng cũng tùy theo từng người, nhưng những khu vực có nhiều cơ hoặc nhiều mỡ hơn, như một số vị trí nhất định ở lưng sẽ ít đau hơn là những vị trí có ít đệm hơn, nơi xương gần da hơn. 

Riêng xăm dọc sống lưng thì sẽ rất đau đớn, mặc dù mức độ đau cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng chịu đau của từng người. Chúng tôi sẽ phân tích rất kỹ về vị trí này. Cột sống là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể do gần với xương và các đầu dây thần kinh như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

xăm dọc sống lưng có đau không, xăm độc sống lưng có đau không

Xăm ở sống lưng có đau không?

Nếu kích thước, kiểu dáng của hình xăm nếu quá lớn, cũng như độ phức tạp, chi tiết sẽ gây ra khó chịu. Bạn có thể trông cậy vào trình độ, kinh nghiệm của nghệ sĩ xăm hình, họ sẽ cố gắng kiểm soát điều này. Tóm tắt lại, các vị trí ở trên lưng nếu gần xương, chẳng hạn như cột sống và xương bả vai sẽ có xu hướng “đớn đau” hơn so với những vị trí có nhiều thịt hơn.

Tìm hiểu các cơ & cột sống ở trên lưng

Lưng của con người không chỉ là một phần không thể thiếu để vận động mà còn bảo vệ các yếu tố quan trọng của hệ thần kinh trung ương và góp phần vào các chức năng cơ học tổng thể của cơ thể. Lưng cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho cơ thể, cho phép bạn có thể đứng thẳng và vận động. Lưng cũng chứa và bảo vệ tủy sống, neo các cơ tạo điều kiện cho chuyển động và cung cấp sự gắn kết cấu trúc cho xương sườn và xương bả vai.

Lưng sẽ bao gồm các cơ lưng, được phân loại thành ba nhóm chính: lớp nông, lớp trung gian và lớp sâu. Các cơ này có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống, tạo điều kiện cho chuyển động và duy trì tư thế. Các cơ đáng chú ý bao gồm cơ thang, cơ lưng rộng và cơ dựng sống.

xăm ở lưng đau không

Tủy sống thần kinh sẽ nằm trong các đốt sống, là một thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương. Nó truyền tín hiệu giữa não và phần còn lại của cơ thể. Các dây thần kinh ngoại biên phân nhánh từ tủy sống để chi phối các cơ và vùng da khác nhau. Còn các dây chằng và gân ở lưng góp phần tạo nên sự ổn định và chuyển động. Các dây chằng sẽ kết nối các đốt sống, trong khi gân thì sẽ gắn các cơ vào xương cho ổn định.

5/5 - (3 bình chọn)
error: