Loco Vietnam Tattoo

Hình xăm Maori có lịch sử lâu đời vì đã tồn tại hàng trăm năm, được bắt nguồn từ nền văn hóa và truyền thống Maori. Hình thức nghệ thuật cơ thể độc đáo này là biểu hiện mạnh mẽ về bản sắc và di sản văn hóa. Hãy tìm hiểu chi tiết phong cách này cũng như hiểu rõ hình xăm maori là gì với nội dung dưới đây.

Hình xăm Maori, được gọi là Tā Moko (hình xăm) theo ngôn ngữ của nền văn hóa Māori (tên đầy đủ: Māoritanga) của đất nước New Zealand. Những người Māori di cư đến New Zealand từ các hòn đảo Thái Bình Dương cách đây khoảng 800 – 1.000 năm và mang theo truyền thống xăm hình. 

Phong cách Tā Moko đại diện cho phả hệ, địa vị xã hội và thành tích của một người nào đó trong cộng đồng. Nó cũng tượng trưng cho lịch sử và một mối quan hệ trong cùng một gia đình. Suy nghĩ này có từ khi người Maori đến từ Polynesia (khoảng 1250 – 1300), nơi truyền thống xăm hình cổ xưa đã được thiết lập tốt trước đó. Nhưng theo thời gian, hình xăm của người Māori đã phát triển và trông rất khác so với hình xăm của người Polynesia.

Người Polynesia thì đã sinh sống và tồn tại từ năm 400 sau Công nguyên tại Hawaii, vì nội dung này chúng tôi chỉ chuyên sâu về hình xăm Maori nên chúng tôi sẽ không phân tích chi tiết về thời kỳ cổ xưa, chúng tôi sẽ viết ở một bài viết khác nếu có thời gian.

Các nhà truyền giáo và Pākehā thấy tập tục này rất hấp dẫn nhưng lại không khuyến khích sử dụng. Đến giữa thế kỷ 19, tần suất xăm hình Maori “full mặt” của nam giới đã giảm, nhưng phụ nữ vẫn tiếp tục thực hành moko kauae trên môi và cằm của họ ngay cả trong suốt thế kỷ 20. Nói đôi chút về Pākehā, đây là những người New Zealand nhưng không phải là người Polynesia hoặc cụ thể hơn là người New Zealand gốc Âu, Văn hóa Pākehā chịu ảnh hưởng của truyền thống phương Tây, coi trọng chủ nghĩa cá nhân và thường nhấn mạnh đến thành tựu kinh tế và tự do cá nhân.

Ngày nay, tā moko hiện đại hơi khác so với hình thức nghệ thuật truyền thống vì ban đầu, chỉ những người có địa vị mới được phép trang trí theo cách này. Tuy nhiên, cả hai đều là biểu hiện bản sắc của người Māori. Nhưng ý nghĩa hình xăm Maori vẫn có mục đích chung là kể về một câu chuyện của người sở hữu. Chúng có thể bao gồm các chi tiết về mối quan hệ gia đình (whanau), dòng dõi tổ tiên (whakapapa), sự gắn bó trong cộng đồng (iwi) hoặc những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống ẩn chứa bên trong.

hình xăm maori

Nguồn gốc của xăm Maori theo truyền thuyết huyền thoại

Một lịch sử huyền thoại ẩn giấu của nghệ thuật Polynesia cổ xưa chờ bạn tìm kiếm. Câu chuyện kể về việc ông Mataora đã yêu và kết hôn với một tūhere (linh hồn) tên là Niwareka, từ Rarohenga (Thế giới ngầm – đại loại đây là cõi ngầm nơi linh hồn người chết trú ngụ sau khi chết, theo truyền thuyết truyền miệng của người Māori). Một ngày nọ, ông đã đánh Niwareka và người đã chạy trốn khỏi bạo lực này để trở về Thế giới ngầm để đoàn tụ với người dân của cô. Và Mataora đã theo cô xuống Thế giới ngầm trong lòng đầy sự hối hận.

Ở đó, ông không chỉ cuối cùng đã tìm thấy sự cứu rỗi mà còn được đào tạo về nghệ thuật tā moko hay xăm mặt. Sau đó, ông đã trở về Te Ao Tūroa cùng với Niwareka và một hình xăm trên mặt. Te Ao Tūroa hay còn gọi là Te Ao Mārama, cụm từ này được dịch theo nhiều cách khác nhau như là “Thế giới ánh sáng”, “Thế giới hiểu biết”“Thế giới tự nhiên”, và đề cập đến mặt phẳng vật lý có sự tồn tại của con người hiện đang sinh sống, gắn liền với kiến ​​thức và sự hiểu biết. Người ta cho rằng đây là nguồn gốc của nghệ thuật xăm mặt của người Māori.

Trong xã hội Māori đương đại, Rarohenga vẫn tiếp tục giữ một ý nghĩa văn hóa tập thể. Đây cũng là kết quả của một số nghi lễ nổi bật có nguồn gốc từ Thế giới ngầm, vẫn thường được thực hành cho đến ngày nay. Người ta ghi chép lại rằng những hình thức nghệ thuật này lần đầu tiên được giới thiệu đến thế giới loài người bởi những nhân vật “đã từng du hành vào Rarohenga” và được ban tặng những kỹ thuật thiêng liêng để cải thiện thế giới trần tục.

Các văn bản đương đại thì cho rằng những ghi chép và tường thuật truyền thống về các địa điểm thần thoại Māori, như thế giới ngầm Rarohenga, đã trải qua sự thay đổi đáng kể để phù hợp với các kinh sách truyền giáo thống trị được giới thiệu trong quá trình thuộc địa hóa New Zealand vào thế kỷ 19. Nhưng những nhà hoa học cho rằng những thay đổi này xảy ra trong quá trình dịch thuật của các tác giả không phải là người Māori vì hiện nay không còn người Maori thuần chủng nữa (lý do vì sao thì sẽ có nội dung ở phía bên dưới, kịch tính không khác gì một trận chung kết Champions League). Nên đã dẫn đến nhiều biến thể vô hình, thần thoại Māori trở nên ly kỳ và phổ biến nhiều hơn vì nhiều người tò mò, muốn hiểu rõ hơn.

Địa lý của Rarohenga được ghi lại kết hợp một số địa điểm phi vật chất (non-physical) nằm rải rác trên cả Đảo Bắc và Đảo Nam của New Zealand. Đây là những địa điểm không xác định, không có thật, mình không thể trải nghiệm, đo lường, cân đo hay là định lượng gì cả. Nên chúng tôi nói cho vui, hình xăm Maori ra đời sự thật như thế nào có lẽ là từ khi… nó được nhiều người trên thế giới chấp nhận.

Ý nghĩa văn hóa đằng sau các họa tiết Maori

Theo truyền thống, mỗi hình xăm họa tiết Maori đều độc đáo, được tạo ra để phù hợp với địa vị và tính cách của người nhận. Và những thiết kế nào được bao gồm trong Tā moko? Những họa tiết được chọn vì ý nghĩa tượng trưng của chúng, kể câu chuyện về tổ tiên, lịch sử và thành tựu của người đeo. Ví dụ, koru (cây dương xỉ bản địa) cũng rất phổ biến, biểu tượng này được tìm thấy ở nhiều nơi trong văn hóa Māori và tượng trưng cho một cây dương xỉ đang bung ra, giống như là một cuộc sống mới hoặc một con đường mới, có sự phát triển trong tương lai và sẽ thường tượng trưng cho một thành viên trong gia đình hoặc người thân yêu. Nếu có nhiều koru ngoài một đường chính thì có thể được hiểu là số lượng anh chị em hoặc con cái trong một gia đình. Vị trí của mỗi thiết kế xăm Maori cũng rất quan trọng.

Hình xăm Maori sử dụng các yếu tố tương tự để đạt được thiết kế của mình, tất cả đều có ý nghĩa. Những vòng xoắn ốc thường thấy trên mũi, má và hàm dưới có tác dụng làm nổi bật biểu cảm khuôn mặt. Một số đường nét chính được gọi là “manawa”, dịch ra là “trái tim” và được sử dụng để mô tả hành trình cuộc đời của một người. Tā Moko không chỉ là một lựa chọn thẩm mỹ, nó còn thể hiện bản sắc, cấp bậc và dòng dõi của người sở hữu. Mỗi thiết kế đều mang tính cá nhân sâu sắc, với các biểu tượng đại diện cho nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và tổ tiên của một người. Quá trình xăm hình Maori được coi là một nghi lễ thiêng liêng, thường được thực hiện để đánh dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của một cá nhân.

dụng cụ xăm maori
xăm maori mặt

Các phương pháp xăm hình truyền thống mất nhiều thời gian vì nhiều công cụ được sử dụng và nỗi đau mà người xăm phải chịu đựng. | Uhi Tā Moko (dụng cụ xăm hình) vào thế kỷ 19 (1800 – 1900) (Ảnh: Tepapa) và Tā moko vào năm 1906 (Ảnh: Leslie Hinge).

Quy trình và kỹ thuật xăm Maori

Xăm maori được áp dụng bằng cách sử dụng đục từ một công cụ cắt cỡ nhỏ, được làm từ xương albatross (chim hải âu lớn), đôi khi là bằng sắt và một số sắc tố ngoài tự nhiên khác. Kỹ thuật này khác với những phương pháp kim được sử dụng trong nhiều quy trình xăm hình khác để tạo ra các rãnh đặc biệt trên da. Người xăm tạo ra những vết cắt sâu trên da và dùng đục nhúng vào sắc tố để gõ vào những vết cắt này. Một phương pháp khác là nhúng đục vào hộp đựng sắc tố rồi dùng vồ đập vào đục. Thao tác này sẽ đâm thủng da và truyền sắc tố vào bên dưới da. 

Vì vậy, quy trình xăm hình của người Maori là một quá trình khá đau đớn vì kỹ thuật không khác gì như khắc gỗ để xăm vậy. Hoàn toàn không có thuốc giảm đau và một khi đục, khắc trên da rõ ràng là đau hơn nhiều nếu so với sử dụng kim xăm hiện nay. Do đó, chỉ có một vài bộ phận cơ thể được xăm cùng một lúc, điều này sẽ giúp người xăm có thời gian để chữa lành. Còn với mực xăm, người Māori sẽ sử dụng các thành phần khác nhau để làm, chẳng hạn như con côn trùng bồ hóng (hay còn gọi là con sâu bướm, người Maro gọi là awheto), và khi được trộn với nước, dầu cá hoặc nhựa từ mahoe (gỗ trắng quý hiếm) và poroporo (cây cà độc dược đen) là sẽ ra “thành phẩm”. Nếu xăm trên mặt thì phải cần mực sẫm màu hơn, họ sẽ sử dụng pukepoto, một loại đất sét màu xanh đậm tạo cho mực có màu xanh.

Nhưng dù thế nào đi nữa, trong giai đoạn xã hội Maori, việc nhận được một Tā Moko là một sự kiện văn hóa quan trọng. Nó thường được thực hiện trong thời kỳ thay đổi hoặc nghi lễ chuyển giao. Nam giới thường nhận được Moko trên mặt (nội dung phía dưới sẽ giải thích rõ ràng hơn), mông và đùi, trong khi phụ nữ chủ yếu có các thiết kế trên môi và cằm.

Một hòn đảo tại New Zealand hiện tại

Người Māori hay xăm hình ở những vị trí nào trên cơ thể?

Ngoài việc ở trên khuôn mặt hay ở dưới cằm/hàm ở nội dung trên chúng tôi đã chia sẻ thì… Tā moko cũng được áp dụng cho những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm xăm maori ở ngực, xăm maori cánh tay, xăm maori vai, xăm chân maori, cổ, bụng,…. Để thực hiện tā moko, người Maori đã tạo ra những công cụ cầm tay nhỏ từ răng cá mập, xương sắc nhọn hoặc đá sắc nhọn để đâm thủng da. Này thì chúng tôi chia sẻ lại một lần nữa vì nếu những người không thể chịu đau được thì khó mà có thể xăm hình Maori truyền thống được. Một vài vị trí khác có thể kể đến như:

  • Xăm maori bắp tay
  • Xăm maori cổ tay
  • Xăm maori full tay
  • Xăm maori bắp chân
  • Xăm maori full chân
  • Xăm maori full lưng
xam hinh maori
hình xăm maori
xăm họa tiết maori, hoạ tiết maori

Những vấn đề của hình xăm họa tiết Maori mà bạn cần nên hiểu

Xăm hình như một hình thức nghệ thuật bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 20. Trong 2 thập kỷ vừa qua, xăm Maori đã có sự hồi sinh mạnh mẽ. Nền văn hóa xăm hình mạnh mẽ trên các đảo Thái Bình Dương, bao gồm cả Samoa, cũng đã giúp hồi sinh hình thức nghệ thuật này ở New Zealand. Thời điểm hiện tại trên toàn thế giới, đã có nhiều cộng đồng đón nhận hình xăm Maori này. Và sự hồi sinh này cũng tôn vinh văn hóa và bản sắc Maori nhưng cũng đặt ra vài vấn đề xung quanh liên quan đến việc chiếm đoạt văn hóa.

Các nghệ sĩ xăm nghệ thuật và các nhà lãnh đạo Maori nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ ý nghĩa văn hóa của Tā Moko trước khi thực hiện một hình xăm. Vì họ cho rằng Tā Moko vẫn là biểu tượng đáng tự hào của di sản và bản sắc Maori, tôn vinh quá khứ trong khi xã hội đương đại vẫn liên tục phát triển mỗi lúc một nhanh hơn. Đối với những người trong cộng đồng Maori, nó vẫn tiếp tục đóng vai trò là lời nhắc nhở mạnh mẽ về dòng dõi và quyền khai sinh văn hóa của họ.

Chẳng hạn như xăm Maori trên khuôn mặt đã suy giảm từ giữa thế kỷ 19 như đã chia sẻ ở trên vì họ bị những người định cư châu Âu phản đối vì họ cho rằng thực hành này là không theo đạo Thiên chúa. Theo truyền thuyết trước đây kể lại, đàn ông sẽ được trang trí bằng mataora (từ tiếng Māori có nghĩa là cuộc sống), một hình xăm trên mặt tượng trưng cho vị trí của họ trong xã hội. Trong văn hóa Māori, đầu có tính thiêng liêng cao và hình xăm trên mặt có ý nghĩa to lớn. Điều quan trọng là các tù trưởng hoặc những người có địa vị xã hội cao có thể được nhận dạng thông qua hình xăm của họ. Mà Mataora cũng là tên của một người rangatira Māori (quý tộc thánh thiện), câu chuyện của ông bao gồm các chủ đề về cảm xúc, sự cứu rỗi, chữa lành, nhân tính và nghệ thuật; và một phần liên quan đến sự ra đời của xăm Maori mà chúng tôi đã thông tin ở trên.

hình xăm maori
hình xăm maori
xăm maori ngực, xăm maori ở ngực

Ngày nay, việc xăm Maori trên mặt này đã được khôi phục, với nhiều người Māori, bao gồm cả các nhà lãnh đạo và doanh nhân nổi tiếng, lựa chọn nhận moko kanohi (moko được viết tắt từ Tā Moko nhìn lướt qua cũng có thể hiểu được, còn kanohi của người Maori có nghĩa là khuôn mặt, nên tròn nghĩa của chữ này được hiểu là: hình xăm trên khuôn mặt)moko kauae (hình xăm ở trên hàm/cằm). Moko kauae thì “dễ thở” hơn vì nó tượng trưng cho mối liên hệ của người phụ nữ với whānau (gia đình) và vai trò lãnh đạo của cô ấy trong cộng đồng. Nó đóng vai trò như một sự công nhận về whakapapa (phả hệ), địa vị và khả năng của người phụ nữ ấy. Truyền thống này vẫn còn cho đến ngày nay và đã được truyền qua nhiều thế hệ, bắt nguồn từ huyền thoại về Niwareka đã nói ở trên. 

Hình thức xăm hình nghệ thuật này cũng đang ngày càng phổ biến trong số những người không phải là người Māori. Tuy nhiên, đối với họ, phong cách này được gọi là kirituhi, có nghĩa là hình xăm không theo truyền thống, không tuân theo một vài nghi thức của người Māori hoặc không sử dụng các họa tiết Maori cụ thể. Thật sự, bản sắc người Māori rất phức tạp và bao gồm rất nhiều khía cạnh, bao gồm tổ tiên, văn hóa, ngôn ngữ và mối quan hệ cộng đồng. Mà bây giờ để có thể hiểu hết, hiểu rõ về họ thì không hề dễ dàng, vì thế, nếu bạn vẫn muốn tìm hiểu tường tận về phong cách xăm hình, nguồn gốc, lịch sử của Māoro thì chỉ có thể đặt sách từ nước ngoài về khám phá thêm.

Dù có một số thông tin không chính xác là những người Māori ngày nay vẫn có duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc Māori của họ. Nhưng mà khái niệm “huyết thống” được coi là hơi lỗi thời trong các cuộc thảo luận đương đại về bản sắc, vì không ai có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú và đa dạng của văn hóa, xã hội, cộng đồng Māori hiện tại được. Và có một người cho rằng mình đã sinh sống ở New Zealand từ năm 1965 đến nay, và khẳng định, bây giờ tại đất nước này không còn ai là người Maori thuần chủng nữa. Thôi thì đó là lịch sử, là quá khứ rồi, bạn hiểu biết đến đây là tạm đủ và vừa vặn rồi, ngày nay, hình xăm Maori sẽ được thực hiện bằng kim sử dụng súng xăm, mặc dù một số nghệ sĩ có thể sử dụng cả phương pháp cầm kim bằng tay truyền thống trong suốt quá trình thực hành của họ.

(Được tham khảo từ các nguồn: https://www.newzealand.com, https://www.wisemove.co.nz, Te Ara © Bách khoa toàn thư New Zealand, Wikipedia | Ảnh: Wallace Fonseca, Aaron Mickan, sưu tầm)

xăm hoa văn maori, hoa van maori
họa tiết maori
hình xăm maori
5/5 - (12 bình chọn)
error: